Hồn Thơ Việt Nam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN NHỮNG NGƯỜI YÊU THƠ VIỆT NAM, YÊU TÂM HỒN THƠ ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC VIỆT

Latest topics

» TRIẾT LÝ VỀ VỢ CHỒNG
by Hoa Phượng Thu Aug 08, 2024 10:29 am

» Chúc mừng lễ kỷ niệm 30/4 và 1/5
by Hoa Phượng Sat Apr 30, 2022 1:48 pm

» Thơ Hoàng Huy
by Hoàng Huy Fri Apr 29, 2022 2:32 pm

» Bàn về thơ
by Hoàng Huy Fri Apr 29, 2022 11:28 am

» Thơ tình Trần Hạ Vi
by Hoàng Huy Fri Apr 29, 2022 11:24 am

» Rồi mùa tóc rạ rơm khô
by Hoàng Huy Fri Apr 29, 2022 11:19 am

» Huy Tưởng, lục bát
by Hoàng Huy Fri Apr 29, 2022 11:09 am

» Phạm Thiên Thư, có ngần ấy thôi
by Hoàng Huy Fri Apr 29, 2022 11:07 am

» GỬI BẠN TRI ÂM
by Hoàng Huy Fri Apr 29, 2022 11:02 am


    Xuất xứ một bài thơ Tứ tuyệt nổi tiếng PHONG KIỀU DẠ BẠC của Trương Kế

    avatar
    Hồn Thơ
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 9
    Join date : 04/10/2021

    	 Xuất xứ một bài thơ Tứ tuyệt nổi tiếng PHONG KIỀU DẠ BẠC của Trương Kế Empty Xuất xứ một bài thơ Tứ tuyệt nổi tiếng PHONG KIỀU DẠ BẠC của Trương Kế

    Bài gửi by Hồn Thơ Sun Mar 20, 2022 10:34 am

    Trương Kế - nhà thơ thời Đường một đêm bơi thuyền trên sông đến gần chùa Hàn San ngẫu hứng, sinh tình làm được hai câu thơ:

    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
    Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.

    	 Xuất xứ một bài thơ Tứ tuyệt nổi tiếng PHONG KIỀU DẠ BẠC của Trương Kế Images




    Đến đó thì nhà thơ “bí” không thể tìm ra hai câu nữa.
    Trong khi đó ở chùa Hàn San có một vị sư già, đêm sư không ngủ được và cũng làm được hai câu thơ:

    Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung,
    Bán tự ngân câu, bán tự cung.


    Nghĩa là:
    Mồng ba mồng bốn trăng mờ
    Nửa dường móc bạc nửa như cung trời


    Rồi thì sư cụ cũng “bí” giống như Trương Kế.
    Chú tiểu thấy vậy mới hỏi: Bẩm sư phụ , vì sao ngài không được vui. Nhà sư mới cho chú tiểu biết về tâm sự đang “bí” thơ của mình.

    Chú tiểu ra nhà sau, chợt nhìn thấy bóng trăng dưới hồ mà sáng tác được hai câu thơ. Chú trình lại với sư phụ. Đó là:

    Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn,
    Bán trầm thủy để, bán phù không.


    Nghĩa là:

    Một bình ngọc trắng chia hai
    Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không


    Sư cụ vổ tay hoan hỉ, đúng là thiên tài, và bài thơ đã đầy đủ

    Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung,
    Bán tự ngân câu, bán tự cung.
    Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn,
    Bán cầm thủy để, bán phù không.


    Lúc đó đã nửa đêm, sư bảo chú tiểu đánh chuông để tạ ơn đức Phật về sự hoàn thành bài thơ.

    Tiếng chuông vọng đến thuyền của Trương Kế. Nhờ đó ông làm thêm hai câu thơ cuối của bài thơ:

    Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền .


    Ngày nay nhiều người đã biết đến bài thơ Phong kiều Dạ bạc của Trương Kế:


    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
    Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
    Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền .


    Có rất nhiều bản dịch nhưng tôi tâm đắc nhất là bản dịch của Tản Đà. Dịch rằng:

    Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
    Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
    Con thuyền đậu bến Cô Tô
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.



    Đó là bài thơ hay nổi tiếng – Thơ như có Phật, có Thần vậy.


    PHONG KIỀU DẠ BẠC

    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
    Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
    Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.


    Dịch nghĩa :


    Bến đêm Phong Kiều

    Trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời
    Một bên là cây bờ sông và đèn câu, một bên là giấc ngủ buồn
    Từ chùa Hàn San bên ngoài thành Cô Tô
    Nửa đêm tiếng chuông vọng đến thuyền khách.

    Dịch ra thơ Đường luật :


    Hải Đà:

    Tiếng quạ kêu sương bóng nguyệt mờ
    Cầu Phong đốm lửa giấc sầu mơ
    Hàn Sơn khuất bãi Cô Tô vắng
    Đêm điểm hồi chuông khách sững sờ...

    Thu Tứ:

    Trăng xế, quạ kêu, sương kín trời
    Đèn lu, cây tối, ngủ buồn ơi
    "Nửa đêm" chuông đánh, chùa đâu lạ
    Tỉnh giấc ai ơi, sắp sáng rồi!


    Dịch ra thơ lục bát

    Trần Trọng Kim:

    Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi,
    Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co.
    Con thuyền đậu bến Cô Tô,
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.

    Nguyễn Hàm Ninh :

    Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,
    Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ.
    Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

    Thu Tứ:

    Quạ kêu trăng xế trời sương,
    Đèn lu cây tối, chập chờn tỉnh mê.
    Nửa đêm thức giấc nằm nghe,
    Chùa đâu chuông đánh xa đưa tận thuyền.


    Nguyễn Hàm Ninh dịch bài thơ của Trương Kế sang thể lục bát như sau: 
    Trích dẫn :[size=15]Quạ kêu, trăng lặn, trời sương, 
    Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ. 
    Thuyền ai đậu bến Cô Tô, 
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
    Bài thơ dịch này, trước đây người ta đã nhầm là của Tản Đà, được kể là hay, chỉ tiếc là ông đã bỏ mất chữ giang phong và đã nhầm bến Phong Kiều là bến Cô Tô và cũng chưa diễn đạt được vai trò chủ thể của tiếng chuông chùa Hàn San nhưng nó vẫn được kể là bài dịch hay nhất từ trước đến nay. [/size]

      Hôm nay: Fri Nov 01, 2024 7:08 am

      -------- quảng cáo
      Tắt Quảng Cáo [X]
      Tắt Quảng Cáo [X]